1. Vệ sinh.
– Nếu là nhà mới, dùng giấy nhám hoặc đá mài cọ sạch bề mặt tường, quét hết bụi bẩn.
– Nếu là nhà cũ : Phải cạo sạch lớp sơn cũ, sau đó mới chà sạch bề mặt.
Công tác vệ sinh có bao gồm chuẩn bị hiện trường, che chắn đồ vật trong nhà, di chuyển các đồ vật ra khỏi vị trí cần sơn. Rơi vãi trong thi công sơn là không thể tránh khỏi, cần có biện pháp che nền nhà tránh sơn
bám vào nên, thường là rải bạt, rải cát lớp mỏng xuống nền. Quá trình vệ sinh kèm theo quá trình kiểm tra lỗi của tường lần cuối.
2. Xử lý chống thấm, chống ẩm và các lỗi của tường triệt để.
Cần xử lý tất cả các lỗi trước khi sơn, một khi đã sơn xong mà chưa xử lý triệt để các lỗi, lớp sơn có thể nhanh chóng bị hỏng làm xấu ngôi nhà.
– Xử lý chống ẩm bằng sơn lót chống kiểm chuyên dụng, sơn chống thẩm thấu.
– Chống thấm : xác định nguyên nhân thấm và xử lý triệt để, đây là nguyên nhân dẫn đến lỗi sơn nhanh nhất. Bước này có thể làm trước cả khi làm vệ sinh.
3. Bả.
Bã bột trét có tác dụng làm phẳng bề mặt, giúp lớp sơn phủ được đẹp.
Bã làm giảm chi phí sơn, khi diện tích bề mặt bằng phằng ( vì hạt bã nhỏ hơn hạt cát) thì lượng sơn sử dụng để lót hoăc phủ là ít hơn. Giá sơn đắt hơn giá bã từ 3 – 5 lần xét trên cùng một diện tích thi công. Có thể bã một lớp hoặc 2 lớp. Thông thường chúng ta nghĩ bã tường sẽ khiến sơn hay bị bong, rộp, tuy nhiên, với côngnghệ sơn ngày nay, các loại sơn tốt đã …
4. Sơn lót.
Có tác dụng chống tác động trực tiếp từ tường ( hơi ẩm, hóa chất,…) lên lớp sơn phủ dẫn đến hư hỏng. Có loại sơn lót thường và sơn lót chuyên dụng chống kiềm, chống thẩm thấu, chống xâm
thực,…
5. Sơn phủ.
Là bước cuối cùng, có tác dụng bảo vệ và trang trí. Các bước sơn nhà chuẩn sẽ tạo được đồ bền và đẹp